Đã bao giờ bạn phân vân về truyền thống đeo nhẫn đôi cưới của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới chưa? Bài viết này sẽ là câu trả lời cho những thắc mắc của chính bạn.
Nhẫn đôi cưới từ các nền văn hóa
Nhẫn cưới không đơn thuần chỉ là một cặp nhẫn bằng vàng mà các cặp uyên ương trao cho nhau mà chúng có những ý nghĩa khá thiêng liêng. Trước hết “cặp vòng tròn” hoàn hảo ấy luôn được coi là biểu tượng của một tình yêu bất diệt. Nhưng với mỗi kiểu cách hay chi tiết khác nhau của mỗi nền văn hóa lại mang một ý nghĩa khác biệt nhau nữa. Chẳng hạn, theo truyền thống của người Ấn Độ thì người phụ nữ có chống sẽ đeo nhẫn ở ngón chân cái chứ không đeo nhẫn ở ngón áp út.
Nhẫn chạm khắc của người Hawaii
Những đôi tân hôn người Hawaii thường trao cho nhau những cặp nhan doi được chạm khắc tên của cô dâu chú rể trên đó. Những ký tự được trạm khắc thường có kết cấu khá tinh vi, được thiết kế bằng chữ cổ và cũng thường được chạm màu tối để nổi bật trên nền bằng vàng của cặp nhẫn.
Nhẫn Claddagh của người Ai-len
Đặc điểm chi tiết của chiếc nhẫn Claddagh là một trái tim đội vương miện bên trên và có hai bàn tay đỡ hai bên sườn trái tim đó. Theo người Ai-len thì chiếc nhẫn là biêu tượng cho tình yêu, lòng trung thành và cả tình bạn. Cô dâu chú rể trao cho nhau chiếc nhẫn Claddagh trong ngày cưới và họ có thể đeo chiếc nhẫn này đảo chiều xuôi hoặc ngược đều được và tất nhiên cũng có thể đeo ở tay trái hoặc tay phải.
Nhẫn “ba ngôi” của người Nga
Những người theo đạo chính thống ở Nga thường tôn vinh những chiếc nhẫn “ba ngôi”. Những cặp nhẫn này được thiết kế với ba vòng nhẫn xoắn lại với nhau và có cùng chất liệu nhưng có ba màu khác nhau. 3 vòng của chiếc nhấn là biểu trưng cho sự trung thực, lòng trung thành và cả sự lãng mạn trong tình yêu.
Nhẫn Puzzle Thổ Nhĩ Kỳ
Chiếc nhẫn Puzzle này có lịch sử phát triển khoảng 2000 năm trước đây và nó có một truyền thuyết liên quan đến việc một anh chàng Thổ Nhĩ Kỳ nào đó muốn thử lòng trung thành của vợ mình. Chiếc nhẫn này có kết cấu mặt giống như hình của nhiều sợi dây bện lại và tạo nên một tác phẩm đầy tính sáng tạo làm minh chứng cho tình yêu.
Nhẫn Bichiya Ấn Độ
Những người phụ nữ đã có chồng người Ấn Độ thường đeo một chiếc nhẫn ở ngón chân cái của họ và chúng có tên gọi là Bichiya. Trước đây, Bichiya không nhất thiết phải được làm bằng vàng nhưng hiện nay bichiya được làm khá nhiều bằng vàng hoặc kim cương.
Đeo nhẫn cưới tay nào?
Người Hy Lạp cổ đại cho rằng nên đeo nhan doi cưới ở ngón tay áp út bên trái vì họ tin rằng ngón tay này nằm trên “đường giao” đến trái tim con người. Người La Mã gọi đó là “vena amouris” hay còn có nghĩa là nguồn mạch tình yêu. Tuy nhiên có nhiều nền văn hóa lại không coi trọng việc đeo nhẫn cưới tay trái hay tay phải. Lại có những phong tục của một số dân tộc khác lại quy định đeo nhẫn đôi cưới tay phải vì bên phải tượng trưng cho sự ngay thẳng, đạo đức và công bằng.
>> Nhẫn đôi - ý nghĩa của ngón tay đeo nhẫn
Dù bạn có đeo nhẫn tay trái hay tay phải, dù chiếc nhẫn đó là vàng hay không hoặc chiếc nhấn đó như thế nào thì điều quan trọng nhất mà bạn cần biết đó là, chiếc nhẫn là biểu tượng cho tình yêu cũng như sự nhẫn nhục trong cuộc sống hôn nhân của hai người
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét